Quy trình và phương pháp dịch

Quy trình và phương pháp dịch


Dịch tiếng anh, nhận dịch tiếng trung, dịch vụ dịch thuật uy tín, chất lượng, giá rẻ

Dịch là quá trình chuyển đổi từ một ngôn ngữ nguồn dạng văn bản hoặc lời nói thành ngôn ngữ đích dạng văn bản hoặc lời nói tương ứng. Mục đích chính của quá trình dịch thuật là tái sinh các loại văn bản khác nhau, như các tác phẩm văn học, các văn bản liên quan tới tôn giáo, khoa học, triết học,… bằng một ngôn ngữ khác, nhờ đó tiếp cận được lượng người đọc lớn hơn, chính vì thế lượng độc giả mục tiêu cũng sẽ lớn hơn và đưa thế giới lại gần nhau hơn.

Tuy nhiên dịch hoàn toàn không phải là một công việc đơn giản. Nếu ngôn ngữ chỉ là việc giải thích các khái niệm chung hoặc tổng quát thì tất nhiên quá trình dịch từ một ngôn ngữ nguồn sang một ngôn ngữ đích sẽ rất dễ dàng. Nhưng dịch không chỉ là việc chuyển đổi từng từ, mà còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác. Các khái niệm của một ngôn ngữ này có thể sẽ rất khác biệt với các khái niệm của một ngôn ngữ khác, bởi vì mỗi ngôn ngữ có cách tổ chức lời nói khác nhau. Khoảng cách giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích càng lớn thì việc chuyển đổi sẽ càng khó khăn hơn. Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và hai văn hóa khiến quá trình dịch thực sự là một thách thức lớn. Có thể lấy một số yếu tố trở ngại trong vấn đề dịch như hình thức, văn phong, ý nghĩa, thành ngữ, tục ngữ, vân vân.

Một số câu hỏi thường gặp trong quá trình dịch:

  • Một biên dịch viên có thể lược bỏ một số phần trong văn bản hay không?
  • Biên dịch viên nên coi trọng ý nghĩa hay hình thức hơn?
  • Biên dịch viên nên ẩn danh hay hiện danh?
  • Biên dịch viên nên trung thành hay không cần phải trung thành?
  • Văn bản dịch nên biến đổi tương ứng ngôn ngữ đích hay duy trì sắc thái ngôn ngữ nguồn?
  • Có khả năng dịch thành các văn bản tương đương?

Các câu hỏi này chính là những tranh luận lý thuyết thường xuyên được đưa ra xem xét trong các buổi Nghiên cứu Dịch thuật.

 

Quy trình dịch thuật

Quy trình dịch thuật nghĩa là toàn bộ quá trình một biên dịch viên chuyển từ một văn bản hoặc một phần văn bản thành các văn bản tương ứng bằng một ngôn ngữ khác. Quy trình dịch thuật có thể miêu tả như sau:

  • Giải mã ý nghĩa văn bản nguồn, và
  • Mã hóa lại hoặc dịch ý nghĩa đó thành ngôn ngữ đích.

Trong quy trình đơn giản đó chứa rất nhiều hoạt động khác nhau như kiểm tra ngữ pháp, cú pháp, thành ngữ, nghĩa từ vựng và các yếu tố tương tự của ngôn ngữ nguồn, cũng như văn hóa của tác giả văn bản đó. Biên dịch viên cần có kiến thức sâu rộng để có thể giải mã và sau đó mã hóa lại ý nghĩa văn bản bằng một ngôn ngữ khác. Trong nhiều trường hợp, có thể kiến thức ngôn ngữ đích của biên dịch viên quan trọng hơn kiến thức ngôn ngữ nguồn của người đó.

Sau đây là quy trình mà tất cả các biên dịch viên cần tuân thủ nhằm đảm bảo tính chính xác và hợp lý của văn bản dịch:

  • Tài liệu cần dịch (ngôn ngữ nguồn) phải được giao cho người thông thạo ngôn ngữ đích mà văn bản đó cần được dịch ra.
  • Tài liệu phải được người thông thạo cả về ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích hiệu đính. Trong quá trình hiệu đính phải đảm bảo tính chính xác, ngữ pháp, chính tả và văn phong của văn bản.
  • Tài liệu cần được người thành thạo cả hai ngôn ngữ đọc lại một lần nữa. Chính tả và hình thức văn bản cần được kiểm tra lại trong quá trình này.
  • Cuối cùng, trước khi giao tài liệu cho khách hàng, tài liệu phải được kiểm tra một lần nữa để đảm bảo rằng bản dịch chính xác và không có bất kỳ đoạn văn bản nào bị bỏ sót cũng như văn bản được trình bày một cách hoàn hảo.

Quy trình dịch thuật có thể chia thành hai nhóm:

  • Quy trình kỹ thuật:Quy trình này là việc phân tích ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích và tìm hiểu toàn diện ngôn ngữ nguồn trước khi bắt tay vào dịch thuật.
  • Quy trình tổ chưc:Quy trình này là việc thường xuyên đánh giá lại bản dịch. Công việc này cũng bao gồm việc so sánh bản dịch hiện tại với bản dịch văn bản tương ứng của các biên dịch viên khác. Bên cạnh đó, quy trình tổ chức cũng kiểm tra hiệu quả truyền đạt của văn bản dịch thông qua việc lấy ý kiến của độc giả ngôn ngữ nguồn nhằm đánh giá tính chính xác và hiệu quả của bản dịch cũng như xem xét phản ứng của họ.

Phương pháp dịch thuật

Một số phương pháp dịch thuật phổ biến là:

  • Dịch từng từ: Trong phương pháp này, các từ trong ngôn ngữ nguồn được dịch sang một ngôn ngữ khác theo nghĩa phổ biến nhất. Phương pháp này đôi khi gây ra tình trạng sai văn bản, đặc biệt với các thành ngữ, tục ngữ.
  • Dịch hàm nghĩa từ vựng: Với phương pháp này, các cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn được dịch sáng ngôn ngữ đích gần nhất. Tuy nhiên, các từ có nghĩa từ vựng được dịch riêng biệt, không phụ thuộc vào bối cảnh.
  • Dịch trung thành:Phương pháp này đòi hỏi biên dịch viên dịch chính xác nghĩa văn cảnh của văn bản gốc với các đòi hỏi về cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nguồn.
  • Dịch sát nghĩa:Dịch sát nghĩa là một phương pháp dịch quan tâm tới cả giá trị thẩm mỹ của văn bản ngôn ngữ nguồn.
  • Dịch tùy ứng:Dịch tùy ứng là cách dịch thường được sử dụng trong khi dịch thơ ca hoặc kịch bản. Văn bản được tái hoàn chỉnh về mặt văn hóa ngôn ngữ nguồn và sau đó được chuyển thành văn hóa ngôn ngữ đích trong khi vẫn giữ nguyên các yếu tố liên quan tới nhân vật, đề tài, bối cảnh.
  • Dịch tự do:Phương pháp dịch này tạo nên các bản dịch mà văn phong, hình thức và nội dung không đồng nhất với văn bản nguồn.
  • Dịch văn cảnh:Phương pháp này thể hiện chính xác thông điệp của văn bản nguồn, nhưng đôi khi có xu hương làm thay đổi nghĩa gốc của văn bản bằng việc sử dụng các thành ngữ hay tục ngữ.
  • Dịch truyền đạt thông tin:Phương pháp này chuyển thể chính xác nghĩa văn cảnh của văn bản gốc mà người đọc có thể dễ dàng chấp nhận và hiểu được cả nội dung và ngôn ngữ của bản dịch đó.
    >>> Công ty dịch thuật công chứng uy tín giá rẻ tại tphcm


Các tin khác